thegioiceo.com
Online 434 | Đăng nhập
IMF cảnh báo nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ
08-10-2010  3216
Gần đây, nhiều loại tiền tệ trong có xu hướng tiếp tục tăng cao. Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IM F) Dominique Strauss hôm qua (7/10/2010) cho biết, chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới đang thiếu sự phối hợp hài hòa khiến ông lo ngại “chiến tranh tiền tệ” có thể sẽ xảy ra.

Hôm qua, tỷ giá đồng đô la Úc (AUD) tăng lên so với đồng đô la Mỹ (USD), 1 AUD = 0,9871 USD, lập mức cao nhất kể từ năm 1983 kết thúc việc điều chỉnh quản lý tỷ giá. Gần đây, nhiều loại tiền tệ trong đó có đồng yên Nhật, tiền tệ Brazil Real (BRL), đồng won Hàn Quốc (KPW) cũng có xu hướng tiếp tục tăng cao. Ngoài ra, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tái diễn, tỷ giá đồng Euro đạt mức cao trong 8 tháng qua với mức 1 Euro = 1,3913 USD. Tính đến ngày 5/10, Nhật Bản đã 3 lần tiến hành điều chỉnh tỷ giá đồng yên Nhật, một số các quốc gia khác cũng lần lượt đưa ra những tín hiệu can thiệp vào thị trường tỷ giá hối đoái. Điều này sẽ càng khiến các nước lo lắng về khả năng xảy ra “chiến tranh tiền tệ” mang tính toàn cầu.

Từ tháng 8 năm nay, đã nhiều lần tỷ giá đồng yên Nhật so với đồng USD tăng và đạt đỉnh cao trong vòng 15 năm qua do thị trường dự báo cục dự trữ liên bang Mỹ gấp rút chạy theo việc mở rộng các gói kích thích của Ngân hàng trung ương Nhật; tỷ giá đồng AUD so với đồng USD trong tháng trước tăng 8,3%, tỷ giá đồng KPW so với đồng USD gần đây cũng tiếp tục tăng cao, trong ngày mùng 4, một đô la Mỹ vượt ngưỡng 1130 KPW, lập mức kỷ lục cao nhất kể từ 5 tháng qua; một tuần trước, tỷ giá đồng Eruo so với đồng USD đã tăng 2,3%.

Việc tăng nhanh chóng giá trị tiền tệ làm giảm trầm trọng sức cạnh trọng của các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nền kinh tế “dựa dẫm” xuất khẩu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil.v.v. Để kiểm soát sự bùng nổ tỷ giá đồng yên Nhật và suy giảm kinh tế, Ngân hàng Nhật Bản ngày mùng 5 vừa qua lại một lần nữa phải nhúng tay vào việc giảm lãi suất chào bán trong ngày giữa các ngân hàng từ mức 0,1% hiện hành xuống 0%. Như vậy sau ch hơn 4 năm,  lại một lần nữa Nhật phải thực hiện chính sách lãi suất 0%. Ngày 30/8, Ngân hàng trung ương Nhật Bản thông qua các biện pháp thực thi công khai tăng quy mô rót vốn vào thị trường từ mức 20 nghìn đến 30 nghìn Yên Nhật. Ngày 15/9, Nhật lại bắt đầu can thiệp thị trường hối đoái mua đô la Mỹ, tuy nhiên các biện pháp này vẫn không thể cản trở việc đồng yên Nhật duy trì mức cao, 1USD = 83 Yên Nhật.

Hàn Quốc và Brazil cũng bắn ra tín hiệu có khả năng đưa ra hành động cụ thể. Ngày mùng 4/10, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc bày tỏ, do thị trường hối đoái gần đây có thể sẽ xảy ra biến động lớn, chính phủ chuẩn bị phải áp dụng các biện pháp can thiệp. Ngày 27/9, Bộ trưởng Tài chính Brazil cho biết, hiện nay chính phủ các nước trên Thế giới lần lượt giảm tỷ giá để tăng sức cạnh tranh kinh tế trong nước, “chiến tranh tiền tệ  Quốc tế” đã bùng phát.

Ngoài ảnh hưởng đối với xuất khẩu do tỷ giá liên tục tăng cao, các nền kinh tế mới nổi còn lo ngại tỷ giá tăng mạnh sẽ đẩy nhanh các khoản tiền nóng chảy vào thị trường mới nổi, từng bước thổi cao giá tiền tệ và tài sản, càng tăng nguy cơ bủng nổ khủng hoảng tài chính lần 2. Báo cáo Standard Chartered ngày mùng 6 cho biết, Châu Á-Âu sẽ vấp phải nguy cơ giá tài sản tăng, dòng chảy của vốn tăng. Chuyên gia kinh tế cho biết, năm 2007, dòng vốn chảy vảo khu vực Á-Âu đạt hơn 300 tỷ USD, nhưng xu hướng chảy vốn chỉ là vừa bắt đầu, tương lai sẽ xuất hiện càng nhiều biến động thị trường, đồng thời nâng cao giá cả tiền tệ và tài sản. Đây là điều các ngân hàng châu Á cần cảnh giác.

Chuyên gia phân tích cho rằng, tăng mạnh tỷ giá tiền tệ của nhiều nước gần đây chủ yếu là do không lâu trước đây, Mỹ đã thúc đẩy việc ép giá đồng đô la theo dự báo chính sách nới lỏng định lượng. Nếu Mỹ thực hiện chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ lần nữa, khả năng các nước này áp dụng các biện pháp giảm tỷ giá tiền tệ có tính cạnh tranh sẽ càng lớn. Nếu hành động can thiệp tỷ giá đơn phương chảy ra bất tận thì các quốc gia khác cũng sẽ áp thấp tỷ giá tiền tệ. Điều này có thể dẫn tới tranh chấp quốc tệ và khả năng xảy ra chủ nghĩa bảo hộ.

Chuyên gia phân tích tờ The Wall Street Journal cho rằng, hành động can thiệp thị trường hối đoái của các quốc gia hiện nay vẫn còn tương đối khiêm tốn. Nếu thực sự xảy ra chiến tranh tiền tệ, dự tính năm 2011, FED sẽ phảỉ từng bước áp dụng các chính sách nới lỏng định lượng với quy mô rất lớn. Nếu các biện pháp chính sách nới lỏng định lượng mà FED tiến hành vẫn cho thấy còn rất khiêm tốn thì thị trường ngoại hối vẫn có thể ổn định.

Hiện nay, các nước đang nỗ lực đưa ra tín hiệu tránh việc xảy ra “chiến tranh tiền tệ”. Ngày mùng 5, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gặp mặt “3 cỗ xe” lớn là ông Juncker - Chủ tịch nhóm Eurozone kiêm thủ tướng Luxembourge; ông Jean-Claude Trichet - Thống đốc ngân hàng châu Âu; ông Rennes - ủy viên Ban kinh tế tiền tệ Ủy ban liên minh EU tại Russell và chỉ ra, EU cần khách quan công khai nhìn nhận vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ ra, nếu tỷ giá đồng nhân tệ thả nổi sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá rất cao. Nếu theo yêu cầu của một vài người, tỷ giá đồng Nhân dân tệ tăng 20%-40%, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc sẽ phá sản, xã hội sẽ rất khó ổn định.

Mặc dù tiềm ẩn mối đe dọa, tuy nhiên IMF sẽ kiến nghị tránh xảy ra chiến tranh tiền tệ. Bộ trưởng tài chính Mỹ  Timothy Geithner ngày mùng 6 cũng cho biết, cần cảnh giác một loạt hành động can thiệp thị trường hối đoái và giảm tỷ giá cạnh tranh của tiền tệ mà các quốc gia có thể áp dụng vì sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế.

Trong hội nghị Bộ trưởng tài chính G7 và hội nghị thường niên IMF diễn ra vào ngày hôm nay, vấn đề tỷ giá sẽ trở thành điểm nóng quan trọng nhất. Ngày hôm qua, Tổng thốngHàn Quốc Lee Myung-bak cho biết,  tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 11 tới sẽ cùng tiến hành bàn bạc, hợp tác về vấn đề tỷ giá. Ông cũng bày tỏ, kinh tế thế giới bất ổn, cần sự hợp tác chung của cộng đồng quốc tệ. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, cần ngăn chặn khuynh hướng chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Phùng Thủy(Theo Xinhuanet)


Bạn hãy click thích trang này trên facebook để cập nhật nhanh thông tin về những bài viết hay và hữu ích.

Thế giới CEO © 2024 PMV Corp, Tel:028.37156156, Tòa Nhà SBI, Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam

Liên kết: Xem quảng cáo | Data Center | Mua Tên Miền | Mua Hosting | Xem Bản Đồ | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Ẩm Thực VIP | Vào học | Ảnh Plus